Hương cần ta hòa cùng tỏi Lý Sơn
Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chủ động rà soát, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược này chính là đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh - những đơn vị tiên phong, đóng vai trò nòng cốt trong hệ sinh thái nghiên cứu khoa học của Trường.Trường đại học Tôn Đức Thắng đã công bố thành lập 5 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm: Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến thuộc Khoa Điện - Điện tử, Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững thuộc Khoa Khoa học ứng dụng, Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa thuộc Khoa Toán - Thống kê, Phòng nghiên cứu Cơ học vật liệu và Kết cấu tiên tiến và Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học thuộc Viện Công nghệ tiên tiến.Phát biểu tại Lễ công bố, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng TDTU cho biết: "Sự ra đời của các nhóm nghiên cứu mạnh hôm nay không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, mà còn khẳng định cam kết đầu tư bài bản, có chiều sâu để xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, tiệm cận trình độ quốc tế". Đồng thời: "Các nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ là nơi hội tụ của các giảng viên, nghiên cứu viên xuất sắc trong Trường mà còn là điểm kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ giảng viên nội bộ và các chuyên gia quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ", TS Trần Trọng Đạo khẳng định.Nhóm nghiên cứu mạnh được thành lập tập trung vào những hướng nghiên cứu trọng điểm, phục vụ các ngành công nghệ chiến lược của đất nước. Đây là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hình thành từ 22 nhóm/phòng nghiên cứu hiện có của Trường với năng lực nghiên cứu nổi trội, được dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.5 nhóm nghiên cứu mạnh của TDTU quy tụ các nhà khoa học uy tín, có năng lực nghiên cứu nổi bật, dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như: 1. Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến (Advanced Intelligent Technology Research Group-AITECH).Trưởng nhóm: PGS-TS Nguyễn Nhật Tân 2. Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững (Group of Applied Research in Advanced Materials for Sustainable Development - FASAM) Trưởng nhóm: PGS-TS Ngô Thị Tường Châu 3. Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa (Analytical and Algebraic Methods in Optimization Research Group - AAMO).Trưởng nhóm: GS-TSK Phan Quốc Khánh4. Phòng nghiên cứu Cơ học Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến (Mechanics of Advanced Materials and Structures - MAMS).Trưởng nhóm: GS-TSKH Phạm Đức Chính 5. Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học (Laboratory of Biophysics - BP).Trưởng nhóm: TS Ngô Sơn TùngGiá vàng lên đỉnh, USD tăng kịch trần
Chiều 20.3, Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Chấp hành Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư, giai đoạn 2025 - 2027 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Trước đó, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã ký quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, là 1 trong 13 tổ chức Đoàn trực thuộc các cơ quan Đảng T.Ư.T.Ư Đoàn cũng có quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 17 nhân sự; chỉ định Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 5 nhân sự.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh (nguyên Phó bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư) được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027; Phó bí thư là anh Nguyễn Xuân Khôi.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, sinh năm 1986, quê Phú Thọ. Trình độ chuyên môn: cử nhân luật, cử nhân ngôn ngữ Anh.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh từng làm cán bộ Đoàn chuyên trách Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam, chuyên viên Văn phòng Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư; Phó trưởng ban, Trưởng ban Phong trào Thanh niên Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư.Từ tháng 6.2021 - 2.2025, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh là Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư. Từ tháng 3.2025, chị Quỳnh được chỉ định làm Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư.Dịp này, Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư cũng tổ chức chương trình Phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Với chủ đề "Tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ", Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư đã đưa ra những nội dung quan trọng trong phong trào thi đua.Phát biểu tại chương trình, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh cho biết, ngày 18.2.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức đoàn, nơi tập hợp, phát huy sức trẻ, phát triển năng lực của đoàn viên thanh niên tại 13 tổ chức Đoàn thuộc các cơ quan Đảng T.Ư, cơ quan tư pháp T.Ư và Văn phòng Chủ tịch nước. "Dù mới được thành lập nhưng kế thừa và phát huy truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư sẽ quyết tâm vượt khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao", chị Quỳnh nói.Theo chị Quỳnh, đợt thi đua là hoạt động nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi đoàn viên, thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư.Chương trình cũng góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các công trình, phần việc thanh niên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
Nhận định Chelsea vs Arsenal (2 giờ 15 ngày 13.5): ‘The Blues’ chưa nghĩ đến trận chung kết Cúp FA
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.
"Các em đá căng cứng, không thoải mái" – đó là nhận xét của HLV Thái Bình Thuận về áp lực tâm lý mà các cầu thủ của ông mang theo khi bước vào trận đấu với Trường ĐH Trà Vinh. Dù đã ghi ba bàn thắng và chỉ để thủng lưới một lần, vị thuyền trưởng vẫn cho rằng đội cần cải thiện tâm lý thi đấu."Mục tiêu quan trọng nhất của ban huấn luyện là giúp các em giải tỏa áp lực và chơi bóng tự tin hơn. Chúng tôi quyết tâm không để thua ở trận tiếp theo" – HLV Bình Thuận khẳng định. Đội Trường ĐH Trà Vinh và tân binh Trường ĐH Quy Nhơn có màn so tài hấp dẫn, ở trận đấu thuộc lượt thứ 2 của bảng A, giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam - 2025 cúp THACO, diễn ra vào chiều 4.3. Chung cuộc, đội Trường ĐH Quy Nhơn giành 3 điểm khi thắng 3-1.
Vĩnh biệt nhà văn - nhà phê bình uyên bác Mai Quốc Liên
Trong 2 ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin thất thiệt liên quan đến việc quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp bị tử vong. Theo Quân khu 1 (QK1), vào khoảng 8 giờ ngày 9.2, quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp, hạ sĩ, quân khí viên, đại đội 1, tiểu đoàn 4, trung đoàn 12 (Sư đoàn 3) báo cáo chỉ huy đại đội mình có biểu hiện bị sốt, buồn nôn và đau bụng. Theo đó, quân nhân Nghiệp đã được bộ phận y tế của đơn vị thăm khám, truyền dịch, hạ sốt, kháng sinh và theo dõi. Tuy nhiên, sức khỏe của quân nhân Nghiệp vẫn không được cải thiện, đơn vị đã chuyển lên Bệnh viện Quân y 110 rồi Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 để điều trị. Tại đây, các y, bác sĩ đã tích cực điều trị cứu chữa song quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp không qua khỏi.Qua kết quả xét nghiệm, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 xác định, quân nhân Nghiệp ngừng tuần hoàn ngoại viện do sốc nhiễm khuẩn do não mô cầu thể tối cấp. Ngay sau khi quân nhân Nghiệp tử vong, để bảo đảm khách quan các cơ quan bảo vệ pháp luật đã vào cuộc, trưng cầu giám định pháp y để làm rõ nguyên nhân tử vong (có sự chứng kiến của gia đình quân nhân Nghiệp) và tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật.Bộ Tư lệnh QK1 đã cử đoàn công tác trực tiếp về gặp gỡ gia đình, địa phương thông báo vụ việc, động viên, giúp đỡ gia đình và thực hiện công tác chính sách, tổ chức tang lễ cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp theo đúng quy định. Cạnh đó, Viện Y học dự phòng quân đội đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, phun khử khuẩn, hướng dẫn phương pháp phòng, chống dịch viêm não mô cầu cho cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 3. Qua xét nghiệm đã phát hiện, cách ly theo dõi đối với 7 quân nhân của đơn vị đã tiếp xúc trực tiếp và bác sĩ điều trị cho quân nhân Nghiệp tại Bệnh viện Quân y 110.Gia đình đã tổ chức mai táng cho quân nhân Nguyễn Văn Nghiệp tại nghĩa trang quê nhà, thôn Đại Lâm, xã Tam Đa, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, vào chiều ngày 11.2.